Da khô là vấn đề phổ biến nhiều người gặp phải. Nguyên nhân gây khô da có thể đến từ nhiều yếu tố, thế nhưng ít ai biết rằng khô da có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu với Esunvy da khô có thể là dấu hiệu của bệnh gì nhé!
Mục lục
Da bị khô tróc vảy là dấu hiệu của bệnh gì?
Da khô do bệnh chàm khô
Chàm khô là dạng bệnh chàm phổ biến thường xảy ra vào mùa hanh khô, là bệnh viêm da dị ứng do da thiếu độ ẩm cần thiết khiến tăng sinh tế bào sừng.
Bệnh chàm khô thường có các biểu hiện như
Xuất hiện các mảng da khô, dày sừng, thường bong tróc và nứt nẻ
Mảng da bị chàm bong tróc lộ ra phần da non màu đỏ, hồng, cảm giác căng rát
Ngứa nhiều, đôi khi ngứa dữ dội và có nguy cơ bội nhiễm da gây sốt, sưng mủ, đau nhức và để lại thâm sẹo vĩnh viễn
Nguyên nhân gây ra chàm khô thường đến từ tổng hợp của nhiều yếu tố như: cơ địa da có lớp sừng kém giữ nước dẫn đến khô da, rối loạn chuyển hóa dẫn đến khô da, dày sừng. Kết hợp nguyên nhân từ bên ngoài như thời tiết, khí hậu, tiếp xúc nhiều với hóa chất, ô nhiễm môi trường… Những làn da có sức đề kháng kém, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công cũng dễ bị bệnh chàm khô.
Chàm khô có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào và gặp nhiều nhất ở ngón chân, tay, da mặt. Tuy bệnh không gây ra những ảnh hưởng quá nghiêm trọng cho sức khỏe, tuy nhiên nó gây ngứa rát, khô da khó chịu và thường dai dẳng lâu khỏi. Vì vậy, cần phòng ngừa hoặc tìm giải pháp điều trị chàm khô sớm nhất có thể.
Bệnh vảy nến gây khô da
Bệnh vảy nến là một loại bệnh lý da mãn tính, biểu hiện đặc trưng là các mảng da ửng đỏ, dày cộm lên, có phủ một lớp vảy da màu trắng phân biệt rõ với vùng da bình thường.
Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến có thể kể đến các yếu tố phổ biến như: di truyền từ bố và mẹ, nhiễm khuẩn da, tác dụng phụ của thuốc hoặc chất kích thích, khí hậu thời tiết, lối sống, thức ăn, nội tiết…
Bệnh vẩy nến không gây ngứa nhiều, tuy nhiên nó khiến vùng da bị vẩy nến luôn trong tình trạng khô, bong tróc và ảnh hưởng lớn đến ngoại hình cũng như tâm lý của bạn. Việc điều trị thường không dứt điểm được bệnh, tuy nhiên nó có thể làm sạch tổn thương và duy trì sự ổn định quá trình bệnh lý, giảm tái phát lâu nhất có thể.
Da khô do suy dinh dưỡng
Làn da có khỏe mạnh từ bên trong hay không phụ thuộc rất nhiều vào dinh dưỡng bạn cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, da có thể bị khô, nứt nẻ, bong tróc đồng thời dễ mắc bệnh lý da nếu như chế độ ăn hàng ngày thiếu hụt các loại dưỡng chất sau đây
Da chúng ta có nhu cầu lớn về hàm lượng các loại vitamin như, vitamin C, E, các vitamin nhóm B để tế bào da hoạt động bình thường, khỏe mạnh.
– Vitamin E sử dụng ngoài da có tác dụng cung cấp độ ẩm tự nhiên, làm mềm mịn da, tạo hàng rào bảo vệ chống mất nước trên da. Khi sử dụng đường ăn và uống, các đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của Vitamin E giúp duy trì sự tươi trẻ, giảm hình thành nếp nhăn, rãnh da khô nứt nẻ. Thiếu Vitamin E, da dễ trở nên khô ráp, mẩn đỏ và ngứa rát.
– Vitamin C tham gia sản xuất collagen cho da, vì vậy việc bổ sung nó vào cơ thể có thể làm giảm các quá trình đứt gãy collagen khiến da săn chắc, không bị lão hóa chảy xệ. Vitamin C cũng hoạt động từ trong ra ngoài, như một chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do gây ra bởi tác hại của tia UV hoặc ô nhiễm hàng ngày.
– Vitamin B3 có vai trò tham gia quá trình tổng hợp Collagen nuôi dưỡng làn da và mái tóc. Khi thiếu hụt Vitamin B3, làn da dễ bị bong tróc, khô sần, viêm da đặc biệt những vùng da tiếp xúc nhiều với ánh sáng và không khí. Vitamin B3 giúp hình thành hàng rào chắn hạn chế sự thoát ẩm gây khô da, đồng thời dưỡng ẩm từ sâu bên trong, làm chậm lão hóa da.
– Kẽm có đặc tính chống viêm có lợi cho da khô, đặc biệt là ở những người bị bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến. Thiếu kẽm khiến da giảm đi khả năng đề kháng, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các vấn đề bệnh lý.
– Axit béo omega là chất giúp tăng cường độ ẩm cho da nhờ vào khả năng hydrat hóa trên da. Đồng thời chất này cũng có tính giảm viêm, chống oxy hóa nên cải thiện các nếp nhăn mờ rất tốt.
Nếu cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên, bạn sẽ không thể mong chờ một làn da bớt khô ráp, sần sùi hơn hiện tại. Thay vào đó, cần tăng cường dinh dưỡng cân bằng trong mỗi bữa ăn để da luôn căng mịn, tươi trẻ.
Đọc chi tiết: Da khô thiếu chất gì, bổ sung thế nào?
Da khô do bệnh tuyến giáp
Da khô là một trong những triệu chứng chính của tuyến giáp kém hoạt động. Đối lập với bệnh cường giáp có thể làm da trở nên nhờn, ẩm, ngứa, nổi mề đay, tăng sắc tố da và mặt, tay đỏ bừng.
Bệnh suy giáp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khiến da khô như bệnh chàm, bên cạnh đó là các dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, chậm chạp, giảm trí nhớ, ngủ kém, chán ăn, tăng cân, táo bón, chân sưng phù, đau nhức cơ khớp, sợ lạnh, rối loạn kinh nguyệt.
Để phòng ngừa bệnh tuyến giáp, chúng ta cần đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Bổ sung i ốt vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa phát sinh bệnh lý tuyến giáp.
Bệnh thận và khô da
Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến thận. Bệnh nhân suy thận mãn tính có thể bị mất nước và phải kiểm soát lượng nước uống vào hàng ngày nên nhiều bệnh nhân bị suy thận sẽ bị khô da ở các mức độ khác nhau, gây ra các tổn thương ở lớp sừng ngoài da và gây ra hiện tượng bị ngứa.
Suy thận là bệnh lý nghiêm trọng đòi hỏi sự điều trị kéo dài, bạn cần đi khám và tuân thủ lộ trình điều trị của bác sĩ. Khi xảy ra hiện tượng khô da và ngứa nhiều, bạn tránh gãi nhiều gây tổn thương da, trầy da dễ khiến vi khuẩn xâm nhập. Hãy giữ cho không khí không bị quá khô và thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm da.
Da khô triệu chứng của bệnh tiểu đường
Da khô, thường xuyên ngứa ngáy thậm chí xơ cứng và bị loét có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết cao làm cho cho cơ thể phải sử dụng một lượng nước lớn để trung hòa đường và đào thải bớt đường ra ngoài cơ thể. Khi đó, lượng nước cơ thể cung cấp cho da sẽ giảm đi dẫn đến khô da do mất nước.
Khi bị tiểu đường lâu, bệnh sẽ gây hủy hoại các mạch máu và tổn thương hệ thống dây thần kinh, từ đó hoạt động của các tuyến nội tiết sẽ bị rối loạn. Giảm tiết mồ hôi là một trong những biến chứng của rối loạn nội tiết, cũng dẫn đến mất nước qua da và gây khô da.
Các trường hợp khô da thông thường
Tuy rằng, khô da có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng kể trên, thế nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng bởi có thể bạn chỉ bị khô da thông thường. Những nguyên nhân khác dẫn đến khô da, bong tróc có thể kể đến như:
Thời tiết: Khi độ ẩm trong không khí giảm xuống, không khí khô hơn sẽ khiến tốc độ thoát hơi nước qua da mạnh hơn. Từ đó dẫn đến việc da bị mất nước gây ra khô ráp, nứt nẻ. Hiện tượng này thường gặp phải vào mùa đông khi thời tiết trở nên khô hanh.
Tuổi tác: Ở độ tuổi càng cao, khi da dần bị lão hóa và giảm khả năng đàn hồi cũng như cân bằng độ ẩm tự nhiên thì hiện tượng da khô, nhăn nheo cũng rất dễ xảy ra. Nguyên nhân là do sự suy giảm của hormone nội tiết tố kéo theo nhiều biến đổi trong cơ thể, trong đó có vấn đề về da như da khô và lão hóa.
Thói quen sinh hoạt: Một số thói quen như uống nước quá ít, không cung cấp đủ nước cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng như đủ cấp ẩm cho da. Ngoài ra, thói quen tắm hoặc rửa mặt với nước quá nóng cũng là nguyên nhân khiến da bị mất đi lớp dầu tự nhiên, giãn nở mạnh lỗ chân lông và tăng cường thoát hơi nước khiến da bị khô, căng rát.
Dùng mỹ phẩm: Các loại mỹ phẩm tẩy rửa như sữa rửa mặt, xà bông, sữa tắm… có thể góp phần gây khô da nếu như độ pH của nó không phù hợp với làn da. Đặc biệt da khô nên tránh xa các loại hóa mỹ phẩm chứa nhiều cồn khô, thành phần này cũng thường được đưa vào các loại mỹ phẩm khiến chúng nhanh khô trên da, tránh nhờn rít nhưng đồng thời cũng lấy đi độ ẩm của làn da.
Đọc thêm: Dùng gì cho da hết khô trong mùa đông?
Tác dụng của thuốc: Một số thành phần thuốc có thể làm tăng nguy cơ khô da nếu sử dụng thường xuyên như corticoid, Isotretinoin, aspirin… Nếu bạn bị khô da liên quan đến tác dụng phụ của thuốc, hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ đang kê đơn thuốc cho bạn để tìm giải pháp khắc phục.
Làm thế nào để khắc phục hiện tượng khô da
Nếu bạn bị khô da do bệnh lý, việc điều trị bệnh gốc là điều quan trọng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm điều trị triệu chứng như giảm khô da, bong tróc, ngứa ngáy để cảm thấy dễ chịu hơn. Bên cạnh việc uống đủ nước và có chế độ ăn uống khoa học để vừa nâng cao sức khỏe lại có thể điều trị triệu chứng khô da. Chúng ta cần kết hợp các biện pháp chăm sóc da từ bên ngoài để tăng cường cấp ẩm cho da cả ngày.
Dùng kem dưỡng ẩm là giải pháp hữu hiệu khi bị khô da do bệnh lý hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào. Kem dưỡng ẩm thường chứa thành phần giúp tăng khả năng hút nước từ môi trường ngoài vào da. Đồng thời có thành phần khóa ẩm, tạo hàng rào bảo vệ da tránh sự thoát nước qua bề mặt.
Đọc thêm: 8 mẹo dưỡng ẩm da khô trong mùa lạnh
Esunvy- dưỡng ẩm chuyên sâu, không lo khô da, căng rát
Kem dưỡng ẩm Esunvy với chiết xuất tinh dầu hoa anh thảo quý giá mang lại cơ chế bảo vệ da, cấp ẩm sâu giúp duy trì độ mịn màng và gia tăng độ đàn hồi, và vẻ trẻ trung cho làn da và ngoại hình của bạn. Thành phần lành tính từ thiên nhiên giúp cân bằng ẩm cho da hiệu quả. Chất kem đặc nhanh chóng thấm sâu và bao phủ da, dưỡng ẩm tối đa và kéo dài đến 24h.
Thành phần Glycerin trong kem dưỡng ẩm Esunvy giúp da ngậm nước, hút ẩm từ môi trường ngoài vào tầng sâu của da, làm mềm da. Không chỉ dưỡng ẩm đơn thuần, sản phẩm dưỡng ẩm của Esunvy còn có công dụng phục hồi các tổn thương da, ngăn ngừa lão hóa, bảo vệ da khỏi các tác nhân xấu từ môi trường.
Sản phẩm kem dưỡng ẩm Esunvy phù hợp sử dụng cho cả da mặt và da tay chân, bạn không cần đau đầu tìm kiếm từng loại kem dưỡng ẩm cho từng vùng da dẫn đến tốn kém thời gian và chi phí.
Hưỡng dẫn sử dụng kem dưỡng ẩm Esunvy
Làm sạch da, bôi một lượng kem vừa đủ lên vùng da cần chăm sóc. Ngày thoa 2-3 lần.
Lưu ý: Kết cấu dạng kem nên chỉ cần bôi lượng mỏng, không nên bôi quá dày
Mua sản phẩm tại các quầy thuốc gần nhà XEM CHI TIẾT
Cảm ơn bạn đã đọc những chia sẻ của Esunvy, hi vọng chúng bổ ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc da để cải thiện tình trạng khô da, tăng độ mịn màng, căng bóng và khỏe mạnh cho làn da.