Thời tiết thay đổi, chúng ta dễ dàng nhận ra những phản ứng của làn da với môi trường bên ngoài, da trở lên khô và ngứa. Nhiều người lo ngại đây có thể là dấu hiệu của một loại bệnh nào đó. Vậy da khô và ngứa là bệnh gì? Bài viết sau sẽ lý giải cho bạn những thắc mắc về triệu chứng phổ biến này của cơ thể.
Mục lục
Da khô và ngứa là bệnh gì?
Để hiểu được da khô và ngứa là bệnh gì, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về tình trạng khô da. Làn da ở trạng thái khỏe mạnh sẽ bao phủ một lớp chất dầu tự nhiên, giúp da giữ độ ẩm, đàn hồi và luôn mềm mại. Da khô là tình trạng da mất độ ẩm và trở lên thô hơn. Dưới đây là một số bệnh có triệu chứng ngứa và khô da bạn cần biết.
Viêm da cơ địa
Da khô, ngứa là tình trạng biển hiện ban đầu của viêm da cơ địa. Khi mắc bệnh, da của người bệnh dễ bị tróc vảy, tấy đỏ kèm theo ngứa. Bệnh diễn biến theo từng đợt, ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây ngứa nhiều, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Nếu gãi quá nhiều da có thể bị nhiễm trùng, tiết mủ, bội nhiễm.
Mặc dù bệnh này không lây nhưng có tính di truyền. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng.
Viêm da cơ địa được điều trị chủ yếu bằng kem chống ngứa, kem dưỡng ẩm, kem kháng viêm, kháng sinh và phòng ngừa các yếu tố nguy cơ.
Viêm da tiếp xúc
Tình trạng viêm da tiếp xúc xảy ra do người bệnh trực tiếp tiếp xúc với các chất kích ứng, dị ứng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm khô, ngứa và nặng hơn là cảm giác đau rát. Đây là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tùy cơ địa mỗi người mà triệu chứng bệnh sẽ có mức độ khác nhau. Nếu bạn gặp phải triệu chứng như trên có thể bạn đã mắc viêm da tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc là bệnh ngoài da dễ mắc mà khó chữa. Ở mức độ nhẹ tới trung bình, người bệnh cần dùng corticosteroid bôi ngoài da thoa vào vùng khô ngứa để giảm triệu chứng. Nếu như nặng hơn, cần phải sử dụng corticoid dạng uống. Tuy nhiên, thuốc này chỉ dùng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, người bị viêm da tiếp xúc cũng có thể cần sử dụng thêm thuốc bôi kháng histamin.
Có thể bạn muốn biết: Da khô như da rắn là biểu hiện bệnh gì?
Bệnh vẩy nến

Vẩy nến hay vảy nến là căn bệnh hình thành bởi các tác nhân như chấn thương, nhiễm trùng hay dị ứng thuốc. Các triệu chứng bệnh thường ít, nhưng da khô và ngứa nhẹ đến nặng có thể xảy ra. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Vẩy nến thường kéo dài và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để biết rõ có phải vảy nến không, bạn cần quan sát kỹ biểu hiện và triệu chứng bệnh.
Các thuốc điều trị bệnh vẩy nến tại chỗ bao gồm:
- Ccorticosteroid tại chỗ
- Retinoids tại chỗ
- Anthralin
- Vitamin D
- Axit salicylic
- Kem dưỡng ẩm
Nấm da
Nấm da là căn bệnh có thể gặp ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Bệnh nấm da có thể xảy do vi nấm gây ra. Ở tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh sẽ cảm giác khô ngứa, mẩn. Khi bệnh trở nặng, da bị nấm sẽ nổi mẩn đỏ, mụn nước và vùng bị nấm sần lên. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ hưởng đến ngoại hình của người bệnh, nặng hơn là ảnh hưởng đến thị lực, dây thần kinh.
Da khô ngứa thường gặp cả ở nam và nữ, có thể do cơ địa da, cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vài loại bệnh trên. Bệnh không chỉ ở vùng da mặt mà nó còn phân bố ở khắp các vùng da trên cơ thể. Bệnh nhân không nên chủ quan tự điều trị mà cần có sự can thiệp và tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để tình trạng bệnh được ổn định hơn.
Nguyên nhân khác gây khô da và ngứa da
Để trả lời cho câu hỏi da khô và ngứa là bệnh gì, chúng ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Da bị khô do không được bảo vệ thường xuyên hoặc do tình trạng sức khỏe hay di truyền.
Nhân tố bên ngoài
Các nhân tố từ bên ngoài khiến da mất đi độ ẩm, gây tổn thương đến chức năng bảo vệ tự nhiên của da. Hàng rào bảo vệ da bị suy giảm khiến cho da ngày càng yếu, độ ẩm dần mất đi, là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển, cụ thể như sau:
- Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi thất thường nóng lạnh hay theo mùa là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến da. Việc ra ngoài mà không che chắn cẩn thận, các tia UV sẽ tác động và đẩy nhanh lão hóa da, khiến da dễ khô hơn.
- Quá trình chăm sóc da: Tắm quá lâu hoặc thường xuyên với nước nóng dễ làm mất đi lớp bảo vệ da. Bên cạnh đó, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không đúng cách khiến da ngày càng rễ khô hơn. Hiểu rõ được những nhân tố bên ngoài tác động lên da, chúng ta sẽ bảo vệ làn da tốt hơn.
- Các loại thuốc: Một số loại thuốc trong quá trình chữa bệnh có thể gây tác dụng phụ nhất là làm khô da. Các loại thuốc liên quan đến điều trị mụn rất dễ gây khô da vì chúng có tác dụng khô cồi mụn nhanh, giảm lây lan mụn.
Nhân tố bên trong
Ngoài các yếu tố bên ngoài cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến làn da, da khô và ngứa còn liên quan đến những yếu tố khác. Những nguyên nhân bên trong cũng góp phần khiến tình trạng khô da và ngứa, cụ thể là:
- Di truyền: Dù mỗi người không nhất định sẽ cùng loại da như bố mẹ nhưng khả năng bố mẹ bị da dầu, người đó cũng sẽ sở hữu làn da tương tự khá cao. Ngoài ra, một số bệnh gây khô da như viêm da cơ địa, vảy nến hay tiểu đường là bệnh có tính di truyền.
- Mang thai: Phụ nữ mang thai hay gặp tình trạng da khô và ngứa do chưa được bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời.
- Nội tiết: Nội tiết tố có ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, một trong số đó là ảnh hưởng đến độ ẩm da và độ lipid trong da. Làn da của người lớn tuổi thiếu đi dưỡng chất, độ ẩm và không còn được đàn hồi, dễ bị khô da.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Da sẽ cần lượng chất dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả gồm các axit béo không bão hòa và vitamin, đây là những thành phần gây khô da nếu bị thiếu hụt.
- Lão hóa da: Khi tuổi tác tăng cao, làn da bị hạn chế về khả năng tiết mồ hôi, tuyến nhờn hoạt động kém hiệu quả hơn. Đồng thời khả năng giữ nước và tạo độ ẩm trên da không còn duy trì tốt.
Nên làm gì để cải thiện tình trạng da khô ngứa
Khi da mặt bị khô ngứa, chỉ với một vài thay đổi trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, chúng ta có thể kiểm soát làn da khô, lấy lại làn da đàn hồi, tràn sức sống.
Thói quen tắm rửa
Như bạn đã biết nguyên nhân gây khô ra có thể do tắm quá lâu hoặc tắm với nước nóng nhiệt độ cao. Bạn có thể khắc phục thói quen này dễ dàng. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các sản phẩm dưỡng ẩm giúp làn da lấy lại sự cân bằng là cách hiệu quả hạn chế được khô da. Ngoài ra, với những vùng da hay bị khô, khi tắm rửa chúng ta không nên chà xát quá mạnh.
Đọc thêm: Da khô có nên tẩy tế bào chết không?
Chăm sóc da
Xà phòng hay các loại mỹ phẩm có tính kiềm rất dễ gây khô da. Bạn nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với vùng da để dễ dàng chăm sóc. Kem dưỡng ẩm cần được thoa đều đặn vào sáng và tối trước khi đi ngủ để cấp đủ độ ẩm cho làn da. Không nên chà xát mạnh các vùng da khi vệ sinh để tránh gây tổn thương và ngứa da.
Đọc thêm: Cách chon kem dưỡng ẩm cho da khô nhạy cảm
Tránh ánh nắng trực tiếp
Thói quen sử dụng kem chống nắng cần được duy trì đều đặn hàng ngày ngay cả khi trời không có nắng. Kem chống nắng có tác dụng chống tia UV, các loại tia bức xạ gây hại cho da. Bên cạnh đó, bạn cần che chắn cẩn thận, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt, nhất là buổi trưa. Với các loại máy sưởi, khi sử dụng bạn nên có thêm máy giữ độ ẩm.
Luyện tập thể thao hàng ngày
Thói quen duy trì thể thao đều đặn không chỉ có lợi ích hạn chế khô da mà còn có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe của chúng ta. Tập luyện vừa sức giúp lưu thông khí huyết, da được nuôi dưỡng tốt hơn. Những người thường xuyên tập thể thao đều đặn có sức khỏe tốt và làn da căng tràn sức sống hơn so với người lười tập thể dục.
Bổ sung đủ nước và chất dinh dưỡng
Dù bạn có gặp tình trạng khô da hay không, bạn nên duy trì đều đặn thói quen uống 2l nước mỗi ngày. Nước không chỉ có tác dụng cấp ẩm cho da mà còn giúp cơ thể được đào thải độc tố rất tốt. Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho cơ thể, giúp bạn tránh được nỗi lo về da khô và ngứa. Các dưỡng chất, vitamin giúp phục hồi và nuôi dưỡng da khỏe khoắn hơn.
Tránh tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng da
Các hóa chất có trong chất tẩy rửa rất dễ gây kích ứng và làm tổn thương da. Khi sử dụng chúng, bạn có thể mang thêm 1 lớp găng tay để bảo vệ làn da. Với những sản phẩm từng gây kích ứng, bạn tuyệt đối không nên sử dụng. Người có làn da nhạy cảm cần chăm sóc và bảo vệ da kỹ lưỡng hơn. Với bất kỳ vùng da nào, bạn cũng cần cân nhắc sản phẩm sử dụng phù hợp, tránh gây kích ứng.
Bài viết trên đã mang đến cho bạn các thông tin về da khô và ngứa là bệnh gì. Tùy theo tình trạng khô da của mình, bạn nên cân nhắc xem xét thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp. Với một số tình trạng khô da do mắc bệnh, bạn nên đến với các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Da khô không gây nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng rất lớn cuộc sống của chúng ta.