Quy trình skincare hàng ngày của chúng ta gồm khá nhiều bước từ tẩy trang – rửa mặt – serum (hoặc sản phẩm treatment) – bôi kem dưỡng – cho tới kem chống nắng và makeup. Có khi nào bạn tự hỏi “nếu tôi thoa kem chống nắng lần 2 tôi có cần phải rửa mặt hay lặp lại toàn bộ quy trình này không?”
Mục lục
- 1. Có cần rửa mặt khi bôi kem chống nắng lần 2?
- 2. Điều gì xảy ra nếu không thoa lại kem chống nắng?
- 3. Có thể thoa kem chống nắng đè lên lớp makeup không?
- 4. Có thể bỏ qua kem dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng không?
- 5. Không rửa sạch kem chống nắng có hại không?
- 6. Dùng kem chống nắng hàng ngày có hại không?
- 7. Nên bôi bao nhiêu kem chống nắng cho da mặt?
- 8. Chọn kem chống nắng có SPF là đủ cho da mặt?
- 9. Da mặt nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
- 10. Những quy tắc vàng trong “cuộc chiến” chống nắng bạn cần nhớ
1. Có cần rửa mặt khi bôi kem chống nắng lần 2?
Câu trả lời: Bạn không cần phải bắt đầu lại toàn bộ quy trình chăm sóc da khi thoa lại kem chống nắng. Bạn chỉ cần thêm một lớp nữa vào kem chống nắng đã có trước đó. Nếu có thể, bạn nên dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng da mặt rồi apply thêm lớp kem chống nắng thứ hai, nhất là trong trường hợp da đang đổ nhiều mồ hôi, chất nhờn và có bụi bẩn.
2. Điều gì xảy ra nếu không thoa lại kem chống nắng?
Các loại kem chống nắng trên thị trường có chỉ số SPF (khả năng chống tia UVB) và chỉ số PA (khả năng chống tia UVA) khác nhau. Trong đó,
SPF dao động từ 1-100, SPF=1 tương đương khả năng bảo vệ khỏi tia UVB trong khoảng 10 phút.
PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40 – 50%.
PA++ có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60 – 70%, thời gian khoảng 4 – 6 giờ.
PA+++ có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%, thời gian khoảng 8 – 12 giờ.
PA++++ có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%, thời gian trên 16 giờ.
Tuy nhiên, các hoạt động trong ngày sẽ khiến lớp kem chống nắng dần trôi khỏi bề mặt da. Do đó, nó cần được thoa lại để duy trì khả năng bảo vệ. Đối với những người ở trong nhà, thì có thể bôi lại sau mỗi 4h, những người làm việc ngoài trời thì nên bôi lại sau mỗi 2h.
Nếu không thoa kem chống nắng đủ số lần, nhất là trong trường hợp nắng gay gắt, bạn vẫn có thể bị tổn thương da (bỏng rát, đen da) như bình thường, da có thể bị lão hóa sớm và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Do đó, đừng lười biếng trong việc bôi kem chống nắng hoặc quá tiết kiệm nó, vì chống nắng nửa vời không đem lại hiệu quả.
3. Có thể thoa kem chống nắng đè lên lớp makeup không?
Nhớ nhé! Trong quy trình skincare hằng ngày, kem chống nắng nằm ở giữa bước dưỡng da và bước makeup. Cụ thể là, sau khi thoa kem dưỡng hay serum, bạn cần bôi kem chống nắng rồi mới bắt đầu tới kem lót, kem nền, phấn phủ… Chính vì thế, khi đã có lớp trang điểm hoàn hảo, bạn không thể thoa kem chống nắng lên nữa, vì nó sẽ khiến gương mặt của bạn trở nên lem nhem. Lớp makeup có thể trôi cùng kem chống nắng và vón cục lại trông rất khó coi. Chắc chắn đó sẽ là thảm họa.
Nhưng bạn đừng vội buồn, vì mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Thay vì sử dụng sản phẩm chống nắng dạng kem hay gel, bạn có thể chọn những loại phấn chống nắng ở dạng bột (Powder sunscreen). Phấn chống nắng sử dụng thành phần bột khoáng kết hợp với titanium dioxide, kẽm oxide hoàn toàn có khả năng chống lại tia UV. Các loại oxide này đều là thành phần quen thuộc trong các loại kem chống nắng vật lý, tạo thành một lớp màng chắn, ngăn không cho các tia tử ngoại tác động vào da. Vì có kết cấu dạng bột, rất mịn, nên nó không khác gì phấn phủ, bạn hoàn toàn có thể dặm thêm một lớp nữa lên trên lớp trang điểm để bảo vệ da mà không làm xê dịch lớp nền.
4. Có thể bỏ qua kem dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng không?
Để đảm bảo có được làn da mịn màng và tươi sáng, chúng mình khuyên bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi dùng kem chống nắng. Vì nhiều loại kem chống nắng có thể khiến da bị khô, bong tróc. Điều này hầu như là bắt buộc đối với những người có nền da khô, rất cần thiết phải sử dụng một loại dưỡng ẩm sâu như kem dưỡng ẩm Esunvy chẳng hạn.
Đối với những người có làn da thường, da dầu, hoặc không muốn phải trải qua quá nhiều bước skincare phức tạp, thì có thể khắc phục bằng cách lựa chọn các loại kem chống nắng có thêm công dụng dưỡng ẩm đi kèm. Nếu bạn chưa biết loại nào có tích hợp cả hai khả năng này thì hãy xem gợi ý này nhé.
5. Không rửa sạch kem chống nắng có hại không?
Kem chống nắng không cần thiết vào buổi tối, và khi trở về nhà, tốt nhất bạn nên làm sạch da mặt của mình ngay cả khi không makeup, mà chỉ dùng kem chống nắng.
Làn da của bạn cần được “thở” vào ban đêm, do đó chúng ta phải loại bỏ những thành phần gây bí bách da mặt (gây nổi mụn và làm to lỗ chân lông), giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, từ đó việc sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da ban đêm sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Đọc thêm: Kem chống nắng bị tách nước có nên tiếp tục sử dụng?
6. Dùng kem chống nắng hàng ngày có hại không?
Câu trả lời là KHÔNG. Chống nắng hằng ngày là thói quen tốt để bảo vệ da mà bạn nên làm. Ngay cả trong điều kiện thời tiết râm mát các tia UV vẫn có thể xuyên qua mây và cửa kính để tác động đến da, 80% tia nắng mặt trời vẫn được da bạn hấp thụ. Bạn ngồi cạnh cửa sổ hay làm việc trong phòng có thiết bị ánh sáng xanh cũng cần phải chống nắng đầy đủ (chỉ là tần suất thoa kem chống nắng sẽ thưa hơn so với ngoài trời)
7. Nên bôi bao nhiêu kem chống nắng cho da mặt?
Tiêu chuẩn chung khi bôi kem chống nắng là 2mg kem/ 1cm da. Tuy nhiên, điều này có thể khiến bạn khó ước lượng. Nếu quy đổi ra “đơn vị hạt đậu” thì với vùng da mặt, bạn nên bôi khoảng 5-7 hạt đậu.
8. Chọn kem chống nắng có SPF là đủ cho da mặt?
Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng SPF ít nhất là 30, ở mức này nó có thể chặn khoảng 97 phần trăm tia UVB. Nếu vui chơi ngoài bãi biển hoặc hoạt động thường xuyên dưới nắng gắt, bạn nên chọn kem chống nắng có SPF 50.
Xem thêm: Ảnh hưởng của ánh nắng tại bãi biển nguy hiểm thế nào với làn da?
9. Da mặt nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Mỗi loại kem chống nắng đều có những ưu – nhược điểm riêng. Bạn phải là người hiểu về làn da của mình và biết mình muốn gì để đưa ra lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn muốn da được nâng tone mà không cần makeup, bạn có thể dùng kem chống nắng vật lý (nhưng chất kem thường khó tán, nên dễ để lại vệt không đều màu trên da). Kem chống nắng hóa học thường lỏng, dễ tán và không màu, nên nó thích hợp để làm lớp lót trang điểm. Những người có da nhạy cảm thì phù hợp với kem chống nắng vật lý hơn là hóa học.
Có một số dòng kem chống nắng vật lý lai hóa học có thể tích hợp cả ưu điểm của hai loại riêng lẻ này, bạn có thể xem tại đây.
Nếu bạn vẫn phân vân thì đừng ngại tham khảo ý kiến của nhân viên tư vấn để đưa ra quyết định dễ dàng hơn nhé.
10. Những quy tắc vàng trong “cuộc chiến” chống nắng bạn cần nhớ
- Vào mùa hè, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 4 giờ chiều. Các tia sáng mặt trời đang ở cực điểm và do đó nguy hiểm hơn.
- Dù có thoa kem chống nắng đầy đủ, bạn vẫn cần bảo vệ da bằng trang phục có độ che phủ tốt, mũ và kính râm.
- Đọc kỹ hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng kem chống nắng.
- Ngưng sử dụng ngay lập tức và làm sạch da nếu có hiện tượng ngứa, phát ban khi sử dụng kem chống nắng.
- Việc bôi kem chống nắng cần phải thực hiện đầy đủ ở các vùng da trên cơ thể, không chỉ riêng da mặt.
- Bôi kem chống nắng 15 – 20 phút trước khi ra ngoài.
- Bôi kem chống nắng sau mỗi 2 – 4h tùy điều kiện thời tiết.
- Thoa kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà hoặc bóng râm.
- Không phó mặc việc chống nắng vào các loại mỹ phẩm khác có chỉ số SPF như kem nền, kem lót…
- Bảo quản kem chống nắng ở môi trường mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Không sử dụng kem chống nắng đã hết hạn.
Bằng cách tuân theo các những lời khuyên trên đây, bạn đang tạo ra những thói quen khoa học cần thiết để bảo vệ cho làn da của mình. Hãy luôn tin tưởng và thực hiện đầy đủ các bước, bạn sẽ thấy sự đền đáp cho những nỗ lực đó khi nhìn vào làn da rạng rỡ của mình trong gương.
Esunvy.com – thân ái!