Chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng cách là vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong đó có việc có nên rửa mặt bằng nước muối sau khi nặn mụn hay không?. Esunvy sẽ giúp bạn sáng tỏ thắc mắc này sau đây.
Mục lục
Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt ngay không?
Xoay quanh câu chuyện có nên nặn mụn hay không có nhiều ý kiến trái chiều. Người cho rằng phải nặn mụn để đẩy hết nhân mụn ra ngoài, người nói rằng nặn mụn không làm hết mụn mà còn gây tổn thương da. Vậy rốt cục chúng ta có nên nặn mụn hay không?
Thực tế, nặn mụn được xem là một phần của quá trình xử lý và điều trị mụn. Tuy nhiên, không phải lúc nào và loại mụn nào chúng ta cũng đều nên cố gắng nặn chúng ra.
Đối với mụn viêm mủ, sưng tấy, gây sốt thì bạn đừng tìm cách giải quyết chúng bằng việc tự nặn mụn. Hành động nặn mụn trong trường hợp này thường không thuyên giảm mụn mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng và lây lan mụn viêm. Hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được khám và điều trị khi ở trong tình trạng này bạn nhé.
Còn đối với mụn không viêm, mụn đã chín, cồi mụn đã khô và nhô lên, dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường thì chúng ta nên nặn mụn đúng cách để loại bỏ nhân mụn.
Các chuyên gia da liễu khuyên bạn không nên rửa mặt ngay sau khi nặn mụn. Nếu bạn để ý thì khi nặn hết nhân mụn, mủ ra khỏi ổ mụn thì sau đó sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu. Khi đó, huyết tương sẽ được tiết ra và giúp cầm máu. Nếu bạn rửa mặt ngay sau khi nặn mụn, vết thương có thể sẽ bị tiếp tục chảy máu, đồng thời vi khuẩn có hại và bụi bẩn có thể dễ dàng xâm nhập hơn.
Vì thế, bạn không nên rửa mặt ngay sau khi nặn mụn mà tốt nhất nên để cho vết thương ổn định tối thiểu trong vòng 3 tiếng đồng hồ.
Một lưu ý quan trọng khác khi rửa mặt sau khi nặn mụn là hạn chế sử dụng các sản phẩm tẩy rửa, sữa rửa mặt thông thường mà nên chọn loại dịu nhẹ hoặc tốt nhất là rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
Đọc thêm: Tới tháng có nên nặn mụn không?
Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt bằng nước muối?
Như đã nêu ở bên trên, rửa mặt bằng nước muối sau khi nặn mụn là điều nên làm nhưng không phải loại nước muối nào cũng phù hợp.
Nhiều người trong chúng ta hiện nay vẫn rất tin tưởng vào khả năng làm sạch, sát trùng của nước muối tự pha từ muối ăn – loại muối thường có trong căn bếp mọi nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng nước muối tự pha bởi bạn không kiểm soát được nồng độ muối cũng như tính vệ sinh của phương pháp. Thay vào đó, chúng ta nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da sau khi nặn mụn.
Nước muối sinh lý là dung dịch có nồng độ muối Natri Clorua 0.9%. Đây là nồng độ đẳng trương của dung dịch. Ở nồng độ này, nước muối có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với các dịch tự nhiên trong cơ thể. Nước muối sinh lý có thể rửa trôi vi khuẩn mà vẫn an toàn với tế bào, niêm mạc.
Bạn dùng nước muối sinh lý để làm sạch da sau khi nặn mụn như sau:
- Dùng bông tẩy trang thấm nước muối sinh lý và chấm nhẹ lên các vết mụn mới nặn.
- Lưu ý thao tác thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gay tổn thương da.
- Tiếp sau đó, bạn thực hiện các bước chăm sóc da khác bình thường.
Rửa mặt thường xuyên bằng nước muối sinh lý có tốt không?

Nước muối sinh lý là dung dịch làm sạch da nhưng đồng thời cũng có khả năng gây khô và căng da. Chúng ta chỉ nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý sau khi nặn mụn khoảng 2 lần/ngày trong vòng 3 ngày đầu và chú ý dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt.
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có bị bắt nắng không?
Khả năng bị bắt nắng nhiều hơn sau khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý là có thể xảy ra. Vì thế, bạn cần quan tâm nhiều đến bước chống nắng khi rửa mặt với nước muối sinh lý sau khi nặn mụn.
Tìm hiểu thêm: Cách chọn kem chống nắng cho da mụn
Nước muối sinh lý có kích ứng da không?
Nồng độ đẳng trương là nồng độ nước muối an toàn cho da. Nước muối đẳng trương thường chỉ có tác dụng làm sạch da, rửa trôi vi khuẩn. Trong khi đó, nước muối ưu trương có nồng độ muối cao có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn nhưng dễ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc da.
Tuy nhiên, để loại trừ khả năng nước muối sinh lý gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm. Bạn nên test thử một lượng nhỏ lên da, nếu không bị xót hay kích ứng thì dùng trên da. Nếu da quá nhạy cảm, bạn nên pha loãng dung dịch với nước sạch để sử dụng.
Sau khi nặn mụn nên làm gì?
Rửa mặt là một phần nhỏ của quy trình chăm sóc da sau mụn, làm tốt các công đoạn chăm sóc da sau mụn giúp cho các vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ bị sẹo, thâm do mụn. Sau đây là những việc nên làm để chăm sóc da sau khi nặn mụn.
Dưỡng ẩm da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn và rửa mặt bằng nước muối sinh lý, làn da sạch sẽ thông thoáng hơn nhưng cũng có nguy cơ bị khô đi. Lúc này, bạn cần cấp ẩm ngày để cân bằng lại độ ẩm tự nhiên. Da đủ ẩm sẽ giúp quá trình chữa lành tổn thương diễn ra nhanh hơn, không bị thâm, sẹo sau mụn.
Quá trình dưỡng ẩm đầy đủ cho da bao gồm các bước như thoa toner cân bằng pH, đắp mặt nạ và sử dụng tiếp các loại kem dưỡng ẩm hoặc serum dưỡng da. Nếu như không có điều kiện và thời gian cho nhiều bước như trên, tối thiểu bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng ẩm.
Bạn lưu ý chọn loại kem dưỡng ẩm hoặc serum dưỡng da có khả năng cấp ẩm và giữ ẩm tốt, chứa bảng thành phần dịu nhẹ và không chứa các thành phần không tốt cho da mụn như hương liệu, cồn, dầu khoáng…
Đọc thêm: Kem dưỡng ẩm da nào tốt hiện nay?
Dùng kem trị thâm mụn
Sau khi nặn mụn, bạn nên dùng những loại kem trị thâm mụn, giúp giảm mụn, giảm thâm sẹo, để làn da phục hồi nhanh hơn.
Các trường hợp mụn không viêm thông thường như mụn đầu đen, mụn đầu trắng có thể dùng các loại kem trị mụn chứa các thành phần giảm tiết dầu, làm sạch lỗ chân lông, có tác dụng đẩy mụn và làm khô cồi mụn nhanh như Benzoyl Peroxide, AHA, BHA, retinol, tinh dầu tràm trà…
Gợi ý cho bạn: Kết hợp bộ đôi kem ngừa mụn Esunvy + gel tri seo Esunvy
Chống nắng, tránh bụi
Da mặt sau khi nặn mụn rất nhạy cảm. Chẳng những thế mà mỗi khi bạn đi spa để nặn mụn xong, các chuyên gia đều khuyên bạn nên che chắn thật kỹ khi ra ngoài để tránh nắng và khói bụi.
Khi vừa mới nặn mụn xong, bạn không nên thoa kem chống nắng ngay mà nếu bất đắc dĩ phải ra ngoài, bạn hãy mặc đồ bảo hộ thật kỹ. Tuy nhiên, những ngày sau đó, bạn cần thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tia UV, phòng ngừa các vấn đề da như thâm mụn, da xỉn màu.
Đối với làn da mụn, bạn cũng cần chú ý cẩn thận trong khâu chọn lựa kem chống nắng. Kem chống nắng vật lý có chỉ số chống nắng vừa phải khoảng 30-50 SPF, kết cấu mỏng nhẹ không gây nhờn rít da sẽ thích hợp hơn với làn da đang bị mụn.
Chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh
Da sau khi nặn mụn tồn tại những tổn thương mô da cần phục hồi, chữa lành. Đây là thời điểm bạn cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tái tạo tế bào mới như protein, vitamin, khoáng chất từ thức ăn hàng ngày.
Các thực phẩm nên ăn:
- Nhóm thực phẩm bổ sung omega – 3 như các loại cá hồi, cá thu, cá trích, hạt óc chó, hạt lanh…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau, củ, quả có màu xanh đậm và mọng nước như bông cải xanh, cải bắp, rau cần tây, quả cam, quýt, dâu tây, kiwi…
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Nên ăn các thực phẩm như hàu, thịt từ cá, thịt bò, tôm, hạt hạnh nhân chứa nhiều kẽm, giảm tiết bã nhờn, giảm mụn.
- Nhóm thực phẩm nên hạn chế gồm những đồ ăn không tốt như thức ăn nhanh, đồ cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ.
Về chế độ sinh hoạt: Sau khi nặn mụn hoặc đang điều trị mụn, bạn không nên thức khuya, tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử hạn chế tình trạng da bị thâm sạm, lão hóa.
Không sờ tay lên mặt
Khi mới nặn mụn xong, các vết thương hở trên da rất dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Không sờ tay lên mặt hoặc chống cằm để hạn chế nguy cơ mang vi khuẩn tiếp xúc những vị trí mụn gây viêm nhiễm.
Hạn chế trang điểm
Với những người thường xuyên trang điểm cần lưu ý việc makeup thường xuyên với các lớp dày làm da bí thở và dễ nổi mụn. Vì vậy, sau khi nặn mụn hoặc đang trị mụn bạn nên hạn chế trang điểm để lỗ chân lông được thông thoáng.
Chăm sóc da kỹ lưỡng sau khi nặn mụn giúp các tổn thương da mau lành, đề phòng nguy cơ thâm mụn và ngăn ngừa khả năng mụn tái phát. Vì thế, bạn hãy làm tốt những hướng dẫn chăm sóc da từ Esunvy ở trên để da khỏe mạnh, sạch mụn nhé.