Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành hay trong độ tuổi dậy thì mà chúng còn có thể xuất hiện ở trẻ em. Điều này khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng hoặc nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác. Vậy mụn trứng cá ở trẻ có biểu hiện ra sao và điều trị bằng cách nào? Hãy cùng Esunvy tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Mục lục
Mụn trứng cá có xuất hiện ở trẻ em?
Mụn trứng cá thường xuyên xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì và các bạn trẻ do sự rối loạn của nội tiết tố (hormone androgen tăng mạnh). Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mụn “ghé thăm” trẻ chưa đến tuổi dậy thì (8-12 tuổi) và các bé sơ sinh.

Thống kê cho thấy, mụn trứng cá có khả năng xuất hiện trên da các bé gái từ 8-9 tuổi và bé trai từ 12-13 tuổi, đặc biệt khi trẻ bị dậy thì sớm. Đối với trẻ sơ sinh (dưới 3 tuổi) mụn trứng cá thường xuất hiện ở các bé trai, tại các vùng da trán, mũi, cằm và có xu hướng thuyên giảm sau khoảng vài tháng nếu trẻ được chăm sóc, vệ sinh da đúng cách.
Xem chi tiết: Hình ảnh mụn trứng cá tại các vị trí với các mức độ khác nhau
Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ em
Theo các chuyên gia, tình trạng mụn trứng cá ở trẻ em có thể xuất hiện do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như:
- Di truyền: Sức khỏe làn da có thể chịu sự ảnh hưởng từ gen di truyền. Theo đó, nếu trong gia đình có bố và mẹ bị mụn thì trẻ có nguy cơ bị mụn trứng cá lên đến 70%.
- Tăng sinh các nang thượng bì: Tình trạng tăng sinh thượng bì quá mức sẽ khiến lỗ chân lông bị bít kín, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn P.acnes tấn công da và gây mụn.
- Tăng tiết bã nhờn: Lượng bã nhờn tiết ra quá mức trên da sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, sinh ra mụn trứng cá.
- Dậy thì sớm: Dậy thì khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sự tăng sinh androgen quá mức sẽ gây ra mụn trứng cá.
- Trẻ vệ sinh da không đúng cách khiến bụi bẩn, bã nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông, thúc đẩy hình thành mụn trứng cá.
- Chế độ ăn uống của trẻ không lành mạnh: Việc thường xuyên sử dụng các loại đồ ăn nhanh, món chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng,… không chỉ khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng mà còn có thể làm xuất hiện mụn trứng cá trên da của trẻ.
- Trẻ bị căng thẳng tâm lý, áp lực: Áp lực từ việc học hành hoặc tâm lý căng thẳng trước những kỳ thi cũng có thể khiến mụn phát triển, đặc biệt khi trẻ thường xuyên bị thiếu ngủ do phải thức khuya ôn bài.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống lao, thuốc kháng sinh, vitamin B12, thuốc chứa corticoid cũng có thể là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở trẻ em

Đa phần mụn trứng cá ở trẻ thường xuất hiện ở mặt, ngực, vai, lưng và đều ở mức độ nhẹ, có thể thuyên giảm nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Tùy theo cơ địa và nguyên nhân gây mụn ở trẻ mà các dấu hiệu sẽ khác nhau. Mẹ có thể nhận biết mụn trứng cá trên da bé qua các dấu hiệu như:
- Vùng da má, cằm hoặc mũi xuất hiện các nốt mụn đỏ, có mủ hoặc nổi các nốt mẩn đỏ, không có nhân tại những vùng da tiết nhiều dầu
- Quan sát bề mặt da thấy hiện tượng đổ nhiều dầu, sần sùi
- Vùng da bị mụn có thể xuất hiện cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu.
Mụn trứng cá ở trẻ em có nguy hiểm không?
Mụn trứng cá không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời trong nhiều trường hợp chúng có thể tự biến mất sau một thời gian được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu việc vệ sinh và chăm sóc da không được đảm bảo, có khả năng chúng sẽ để lại các vết sẹo thâm hoặc sẹo rỗ vĩnh viễn trên da của trẻ, làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, tình trạng mụn trứng cá có thể khiến trẻ bị mất tự tin, gây ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ e ngại khi tiếp xúc với bạn bè và người khác. Chính vì vậy, phụ huynh cần chú ý theo dõi làn da của trẻ để có thể áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp.
Cải thiện mụn trứng cá ở trẻ em bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, đối với các bé dưới 3 tuổi, mụn trứng cá có thể tự biến mất nếu được chăm sóc đúng cách mà không cần đến các biện pháp can thiệp y tế. Đối với trẻ lớn hơn, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng mụn cụ thể.
Dưới đây là một số phương pháp có thể được áp dụng:
Vệ sinh, chăm sóc da đúng cách

Đối với các bé bị mụn trứng nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể giúp bé cải thiện bằng cách nhắc nhở, hướng dẫn trẻ thực hiện chăm sóc da tại nhà.
- Tắm rửa cho trẻ mỗi ngày, tránh để bụi bẩn, bã nhờn và da chết tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông
- Cho bé sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
- Trong trường hợp bé bị nổi mụn ở mặt, mẹ có thể cho bé sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH 5.5 được sản xuất riêng cho trẻ nhỏ để làm sạch da, lấy đi bụi bẩn, bã nhờn, hạn chế bít tắc lỗ chân lông.
- Nhắc trẻ không được sờ tay lên các nốt mụn, không tự ý nặn mụn, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp
Bổ sung dinh dưỡng phù hợp không chỉ góp phần cải thiện sức đề kháng mà còn góp phần làm hạn chế sự xuất hiện của mụn. Cụ thể, mẹ nên tăng cường bổ sung cho trẻ các thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu omega-3: Acid béo omega-3 có khả năng chống viêm, chống oxy hóa rất hiệu quả. Do đó bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, dầu cá,… sẽ giúp các nốt mụn biến mất nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành mụn mới.
- Rau xanh và trái cây tươi: Rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và cả làn da. Mẹ nên thêm vào thực đơn của bé các thực phẩm như: bông cải xanh, cà chua, cam, táo, lê, cà rốt,… để đánh bay các nốt mụn nhanh hơn.
- Thực phẩm giàu kẽm: Bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện sức đề kháng cho trẻ, giúp giảm tình trạng mẩn đỏ, sưng viêm do mụn trứng cá gây ra, đồng thời ngăn ngừa mụn quay trở lại. Hải sản và các loại nấm chính là những thực phẩm chứa nhiều kẽm mà mẹ không nên bỏ qua.
- Uống nhiều nước: Cha mẹ nên nhắc trẻ uống đủ từ 1-2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài. Đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết cho ra, hạn chế sự xuất hiện của mụn trứng cá.
Ngoài việc tăng cường bổ sung các dưỡng chất có lợi, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ sử dụng những thực phẩm có khả năng kích thích hình thành mụn trên da như bánh kẹo ngọt, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
Sử dụng thuốc điều trị

Nếu đã áp dụng các biện pháp chăm sóc da và bổ sung dinh dưỡng hợp lý mà tình trạng mụn trứng cá vẫn không thuyên giảm, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được thăm khám, điều trị.
Thông thường, mụn trứng cá ở trẻ có thể được điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống.
Thuốc bôi
Bác sĩ sẽ căn cứ theo độ tuổi của trẻ cũng như mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá để chỉ định loại thuốc phù hợp. Các thuốc này thường chứa những thành phần như sulfur (lưu huỳnh), acid salicylic (BHA), acid azelaic, tretinoin, adapalene, retinoid, benzoyl peroxide. Ngoài, thuốc kháng sinh tại chỗ cũng thường được chỉ định để trị mụn trứng cá ở trẻ em.
Thuốc uống
Nếu tình trạng mụn trứng cá của trẻ ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dùng kháng sinh đường uống và các loại viên uống bổ sung chứa kẽm, vitamin C để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, hạn chế tiết bã nhờn quá mức và đẩy nhanh quá trình phục hồi, tái tạo của các tế bào da.
Sử dụng thuốc có thể giúp làm giảm mụn trứng cá trên da một cách nhanh chóng, tuy nhiên chúng thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, mẹ chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ, tuân thủ theo liều lượng và thời gian được kê toa và tuyệt đối không lạm dụng thuốc. Đặc biệt, nếu trong quá trình dùng thuốc trẻ có biểu hiện bất thường, cần ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ.