Có thể bạn đã nghe ở đâu đó rằng mụn ở cằm và vùng quai hàm thường liên quan đến hormone, mụn vùng chữ T thường xuất phát từ việc thường xuyên stress, căng thẳng. Vậy mụn ở má thì sao, có yếu tố bệnh lý nào liên quan đến tình trạng mụn trứng cá hai bên má hay không? Cùng khám phá câu trả lời sau đây:
Mục lục
Nổi mụn ở má là đấu hiệu bệnh gì?
Mụn ở má trái, chú ý tới gan hoặc khí huyết
Mụn mọc nhiều bên má trái cho thấy khả năng thải độc của gan bị giảm hoặc liên quan tới các vấn đề lưu thông máu.
Gan đóng vai trò bài thải độc tố ra khỏi cơ thể, khi gan yếu thì hoạt động này bị trì trệ lại và chất độc tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nổi mụn nhiều bên má trái, mẩn đỏ, ngứa ngáy, kèm theo đó là các triệu chứng chướng bụng, chán ăn, dễ chảy máu, mất ngủ…
Do vậy, bạn cần chú ý làm việc và nghỉ ngơi bình thường, duy trì tâm trạng vui vẻ, chú ý sinh hoạt điều độ, ăn đồ ăn lành mạnh, hạn chế dầu mỡ để không bị nóng trong.
Mụn ở má phải, chú ý tới phổi
Mụn viêm nhiều bên má phải phản ánh tình trạng phổi bị viêm, chú ý giữ gìn đường hô hấp, nếu phổi hỏa bốc lên, cổ họng khô rát, ho nhiều đờm thì chú ý mụn ở má phải. Bớt ăn những thức ăn dễ gây dị ứng, bỏ ăn những thức ăn nhạy cảm như hải sản, xoài, khoai môn, rượu bia… Dị ứng sẽ khiến khí quản, phế quản, phổi của bạn khó chịu hơn.
Nguyên nhân khác khiến mụn nổi nhiều hai bên má
Thực tế, các nguyên nhân khiến mụn nổi nhiều hai bên má do bệnh lý lại ít phổ biến. Mà phần nhiều là do vấn đề chăm sóc da sai cách và nội tiết rối loạn.
Mụn trứng cá nhìn chung đều bắt nguồn từ việc tắc nghẽn lỗ chân lông khi nơi đây bị tích tụ nhiều bã nhờn, tế bào chết, bụi bẩn và có hoặc không xúc tác của vi khuẩn. Vì vậy, mụn có thể dễ dàng xuất hiện khi tuyến dầu dưới da hoạt động quá mức và nguyên nhân sâu xa của sự tăng tiết bã nhờn này có thể liên quan đến yếu tố bệnh lý.
Tuy nhiên, không giống như các nốt mụn tại các vị trí phổ biến như vùng chữ T, cằm, mũi, trán, nguyên nhân cơ bản gây ra các nốt mụn ở má rất khó xác định. Hiện chưa có chứng minh khoa học nào khẳng định mụn hai bên má là dấu hiệu của bệnh gì. Nếu bạn bị mụn hai bên má thường xuyên, có thể khoanh vùng phạm vi các nguyên nhân sau:
Do di truyền
Mỗi người đều có xu hướng da và phân bố tuyến dầu khác nhau, đó là yếu tố di truyền không thể thay đổi và có thể gây ra mụn trứng cá ở một vị trí nào đó thường xuyên hơn.
Mụn trứng cá hai bên má ở những người có di truyền tuyến dầu phân bổ nhiều ở hai bên má, mỗi khi gặp các xúc tác như thay đổi hormone, hay kết hợp các yếu tố bên ngoài như vê sinh da kém… sẽ dẫn đến nổi mụn.
Do thói quen dùng điện thoại
Điện thoại là vật dụng thường xuyên của bạn, bạn mang theo và đặt để chúng ở khắp nơi. Điều này dẫn đến điện thoại là nơi tập hợp vi khuẩn. Khi bạn chạm tay vào điện thoại rồi chạm tay lên mặt hoặc áp điện thoại lên má khi nghe sẽ khiến vi khuẩn lan truyền lên da. Kết hợp các điều kiện sẵn có như tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông sẽ làm mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Thói quen chạm tay lên mặt
Không chỉ điện thoại, tay chúng ta có thể tiếp xúc nhiều với vi khuẩn qua nhiều vật dụng và môi trường. Đó là lý do những người có thói quen chạm tay lên mặt, áp tay lên má, chống cằm thường dễ bị mụn hơn.
Đọc thêm: Mụn bọc bị chai có nên nặn không?
Vỏ gối hoặc ga trải giường bẩn
Vỏ gối và ga trải giường có thể là một nguồn tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn nếu như chúng không được làm sạch thường xuyên. Những người có thói quen ngủ áp má xuống gối, ga giường sẽ có nguy cơ bị nổi mụn nhiều hơn khi những vật dụng này lâu ngày không được thay giặt.
Thói quen chăm sóc da kém
Thói quen chăm sóc da được nhắc đến bao gồm
Vệ sinh da không sạch sẽ: Vệ sinh da sạch sẽ giúp giải quyết vấn đề tích tụ vi khuẩn và các vật chất dư thừa trong lỗ chân lông, hạn chế đáng kể tình trạng nổi mụn. Tuy nhiên nếu thực hiện việc này không tốt sẽ làm tăng nguy cơ da bị nổi mụn. Rửa mặt 2 lần/ngày và tắm rửa mỗi ngày là cách để giữ gìn làn da sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng phòng ngừa mụn.
Đọc thêm: Bí kíp chọn sữa rửa mặt cho da mụn
Dùng hóa chất, mỹ phẩm không phù hợp với da: Hậu quả của tình trạng nay là một làn da trở nên nhạy cảm, dễ bị kích ứng và bị tấn công bởi vi khuẩn, từ đó sinh ra mụn. Các vật dụng như cọ trang điểm lâu ngày không vệ sinh hay việc thường xuyên trang điểm dày mỗi ngày cũng thường được nhắc đến khi tìm nguyên nhân của mụn hai bên má.
Ít khi tẩy da chết: Tẩy da chết không phải là hoạt động chăm sóc da nên làm liên tục, nhưng cũng không thể bỏ qua. Tẩy da chết 1-2 lần/tuần giúp loại bỏ tối đa lớp tế bào chết dày, làm sạch sâu và thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế nguy cơ mọc mụn.
Không dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm da là cách cân bằng độ ẩm cho da ngăn chặn tình trạng da khô, mất nước kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Khi dầu được tiết ra quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị lên mụn.
Thay đổi nội tiết tố
Có một đối tượng chúng ta thấy thường bị mụn trứng cá ở hai bên má rất nhiều trong một thời điểm đó là thiếu niên tuổi dậy thì. Đây là nhóm tiêu biểu cho tình trạng mụn hai bên má do thay đổi nội tiết tố.
Hormone nội tiết tố thay đổi hay androgen dao động nhiều khi chúng ta ở trong một số thời điểm sinh lý như dậy thì, phụ nữ mang thai… Khi đó việc giải phóng nội tiết tố androgen kích thích các tuyến bã nhờn, gây ra việc sản xuất bã nhờn (dầu). Da nhờn có thể dẫn đến mụn trứng cá, vì đây là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển.
Rối loạn nội tiết gây ra mụn có thể xuất phát từ nguyên nhân như thay đổi sinh lý tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh. Hoặc cũng có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang.
Bên cạnh đó, những thay đổi đột ngột trong sinh hoạt cũng như căng thẳng thần kinh quá độ có thể gây rối loạn việc điều tiết các hormone trong đó có tình trạng tăng tiết androgen sinh nhiều bã nhờn gây ra mụn.
Điều trị mụn trứng cá ở má như thế nào nhanh khỏi?
Điều chỉnh thói quen chăm sóc da
Chăm chỉ làm sạch da
Trước tiên, để ngăn chặn mụn trứng cá hai bên má phát triển và lan rộng ra các vùng da khác, hãy đảm bảo việc vệ sinh da kỹ lưỡng hàng ngày. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm làm sạch da như sữa rửa mặt, tẩy trang, tẩy tế bào chết có tính chất dịu nhẹ, nguồn gốc thiên nhiên để tránh kích ứng cho da nhạy cảm.
Chú ý dưỡng ẩm
Da đủ độ ẩm thường mềm mịn, căng mọng và không bị khô ráp, nhăn nheo. Quan trọng hơn, nếu chúng ta dưỡng ẩm da tốt sẽ nâng cao sức đề kháng của làn da, tăng khả năng tự chữa lành các tổn thương do mụn gây ra.
Da đang bị mụn hai bên má nên chọn kem dưỡng ẩm hoặc gel, serum dưỡng da có kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh và không gây bết dính. Hạn chế các sản phẩm chứa nhiều dầu và chú ý thành phần dưỡng ẩm cần thiết như hyaluronic acid, glycerin…
Đọc thêm: Chia sẻ mẹo dưỡng ẩm cho da khô mụn
Có phương pháp trị mụn chuyên sâu
Dùng kem/ gel trị mụn ngoài da
Các loại sản phẩm bôi trị mụn tại chỗ không kê đơn có thể được sử dụng trong các trường hợp mụn thể nhẹ. Nếu bạn mới bị mụn trứng cá hai bên má nên ngăn chặn ngay bằng cách dùng kem trị mụn phù hợp.
Tham khảo kem ngừa mụn Esunvy sạch mụn, ngăn ngừa sớm vết thâm và sẹo hiệu quả.
Kem ngừa mụn Esunvy có thành phần chính là các loại dược liệu được bào chế dựa trên nghiên cứu khoa học về dược tính của các loại thảo dược như rễ cây ngưu bàng, hành tây tím. Các chiết xuất thiên nhiên này chứa hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm viêm, điều tiết bã nhờn, chặn đứng nguyên nhân gây nên mụn.
Đồng thời dưỡng chất từ các dược liệu này có khả năng chống lại sự oxy hóa diễn ra trong tế bào, từ đó tăng cường khả năng tái tạo và chữa lành tổn thương da, chống lại các dấu hiệu lão hóa như thâm sạm.
Sản phẩm an toàn, lành tính, không chứa nhiều chất hóa học nên không có nguy cơ gây kích ứng cho da mụn, da nhạy cảm, đối tượng nào cũng có thể sử dụng được.
Dùng thuốc trị mụn
Nếu bạn bị mụn hai bên má thể nặng như mụn bọc, mụn viêm đỏ, diện tích vùng mụn lan rộng… thì việc cần làm đầu tiên là đi khám bác sĩ da liễu. Tại đây, bạn sẽ biết được nguyên nhân và giải pháp điều trị cụ thể, có thể sẽ phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc trị mụn gồm thuốc bôi ngoài da và thuốc đường uống
Các loại thuốc hầu hết sẽ chứa các thành phần phổ biến sau:
Benzoyl Peroxide
Tác dụng chính của thành phần này là ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mựn trứng cá và giảm sản xuất bã nhờn xuống mức thấp hơn.
Axit salicylic
Thành phần Axit salicylic thuộc nhóm AHA có khả năng tẩy tế bào chết, loại bỏ bã nhờn đang làm tắc nghẽn lỗ chân lông để thuyên giảm tình trạng mụn.
Retinoids
Dẫn xuất vitamin A này làm tăng tế bào, do đó, giúp giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Nó cũng có thể điều chỉnh sản xuất bã nhờn và hoạt động như một chất chống viêm. Đồng thời retinoids còn có tác dụng chống lão hóa, trẻ hóa làn da đáng kinh ngạc. Retinoids thường được bào chế ở các dạng retinol dùng tại chỗ hoặc thuốc uống như isotretinoin.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng làm giảm số lượng vi khuẩn và tình trạng viêm nhiễm. Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống đều cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và lộ trình mới có thể điều trị mụn triệt để.
Điều trị bằng công nghệ cao
Nếu tình trạng mụn không cải thiện sau khi điều trị bằng kem bôi tại chỗ hay thuốc kê đơn, chúng ta có thể xem xét các biện pháp công nghệ cao. Các giải pháp điều trị công nghệ cho mụn phổ biến hiện nay gồm có công nghệ ánh sáng Blue Light, công nghệ Oxy Led, công nghệ laser CO2 Fractional…
Ưu điểm của các biện pháp này là trị mụn nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian điều trị và có tác dụng với nhiều loại mụn khác nhau cũng như khả năng làm mờ thâm sẹo.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
– Lau sạch, khử khuẩn điện thoại thường xuyên, khi nghe không áp điện thoại vào má
– Hạn chế chạm tay, sờ tay lên mặt nhất là khi đang bị mụn
– Giặt sạch chăn ga, gối, khẩu trang và thay chúng thường xuyên
– Bổ sung dinh dưỡng cân bằng, chú trọng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
– Loại bỏ thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn ra khỏi thực đơn hàng ngày
– Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày
– Ăn ngủ, tập luyện điều độ và duy trì tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài
Esunvy chắc chắn rằng duy trì được chế độ sinh hoạt khoa học và tích cực chăm sóc da là chìa khóa để tạm biệt mụn dài lâu, không tái phát. Chúc bạn sớm có được làn da khỏe mạnh, sạch mụn.