Bạn có biết rằng tia cực tím của mặt trời có thể xuyên qua nước? Dù chìm dưới mặt nước nhưng người bơi vẫn có nguy cơ bị cháy nắng. Chính vì thế, việc lựa chọn một loại kem chống nắng phù hợp khi đi bơi là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ những tips hay giúp bạn lựa chọn được sản phẩm chống nắng hiệu quả và gợi ý những sản phẩm phù hợp nhất mà giá chỉ dưới 250k/ tuýp.
Mục lục
1. Tiêu chí lựa chọn kem chống nắng đi bơi
1.1. Kem chống nắng phổ rộng
Khi đi bơi, bạn nên chọn kem chống nắng phổ rộng – là loại kem chống nắng có thể bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB.
Để hiểu kem chống nắng phổ rộng, trước tiên chúng ta phải hiểu các loại tia UV khác nhau.
Có hai loại tia UV:
- Tia cực tím A (UVA): 95% tia UVA từ mặt trời đi qua tầng ôzôn và đến bề mặt Trái đất. Tia UVA có bước sóng dài hơn tia UVB. Các tia này xuyên sâu vào da khiến các tế bào bị lão hóa sớm, hình thành các nếp nhăn.
- Tia cực tím B (UVB): Không giống như tia UVA, chỉ có 5% tia UVB đến được bề mặt Trái đất. Bước sóng UVB ngắn hơn và gây ra tổn thương cho các lớp bên ngoài của da, gây cháy nắng. Bước sóng càng ngắn thì bức xạ UV càng mạnh và có hại. Tia UVB thường liên quan đến việc gây ung thư da, mặc dù nghiên cứu mới cho thấy tia UVA cũng có thể góp phần gây ung thư da.
1.2. Chỉ số chống nắng phù hợp
Kem chống nắng có 2 chỉ số quan trọng đó là SPF và PA, trong đó:
SPF là đơn vị đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB.
SPF trong kem chống nắng dao động từ 15-100. SPF 15 lọc khoảng 93% tia UVB, kem chống nắng SPF 30 lọc khoảng 97%, kem chống nắng SPF 50 lọc khoảng 98% và SPF 100 khoảng 99%.
Theo định mức Quốc tế thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 sẽ có khả năng bảo vệ làn da trong khoảng 300 phút.
PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng.
Trên bao bì của các loại kem chống nắng chỉ số PA thường đi kèm với các dấu cộng thể hiện khả năng chống tia UVA. Cụ thể: PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%, PA++ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 60-70%, PA+++ có khả năng chống tia UVA tốt lên đến 90% và PA++++ có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.
1.3. Kem chống nắng kháng nước và mồ hôi tốt
Khi lựa chọn kem chống nắng đi bơi, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có liệt kê khả năng chống thấm nước và mồ hôi. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng tác dụng này không duy trì mãi mãi khi bạn bôi kem, do đó bạn cần phải hỏi nhân viên tư vấn bán hàng chính xác về thời gian duy trì khả năng kháng nước và mồ hôi của loại kem chống nắng bạn đang có ý định mua. Những sản phẩm có khả năng kháng nước từ 40-60 phút được coi là lý tưởng.
1.4. Thành phần an toàn
Có hai thành phần vô cơ an toàn để sử dụng trong kem chống nắng được FDA chấp thuận đó là Oxit kẽm và Titanium Dioxide. Những thành phần này cung cấp một hàng rào bảo vệ trên bề mặt da để phản xạ tia UV ra khỏi cơ thể. Những thành phần này được tìm thấy trong kem chống nắng phản xạ tia cực tím.
Đọc thêm: Kem chống nắng bị tách nước có nên dùng không?
1.5. Nên dùng sản phẩm chống nắng dạng kem, sữa thay vì dạng xịt
Không có loại kem chống nắng hoặc phương pháp áp dụng nào ưu việt hơn. Bạn chọn là tùy thuộc vào sở thích cá nhân.
Với kem chống nắng dạng xịt, bạn có thể xịt nó lên những vị trí khó tiếp cận ví dụ như lưng, vai, nhưng các tia xịt thường phân tán không đồng đều, dẫn tới khả năng bảo vệ không được tối ưu. Các tia phun ra dạng sương mù khiến bạn rất khó cảm nhận chính xác rằng sản phẩm đã tiếp xúc vào da đủ hay chưa. Nếu xịt không đúng, sản phẩm có thể bay ra ngoài không khí nhiều hơn là da, vì thế kết quả là các vùng da có độ che phủ mỏng, không đồng đều.
Bên cạnh đó, nếu như bạn có vấn đề về hô hấp (ví dụ như hen suyễn, ho), bạn không nên dùng sản phẩm dạng xịt, vì các thành phần chống nắng có thể vào phổi và kích hoạt hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng hô hấp của bạn.
Vì thế, bạn nên dùng sản phẩm chống nắng dạng kem, sữa để có thể dễ dàng tán đều khắp các vùng da. Bạn có thể cảm nhận được nó khi dùng tay chạm lên các bộ phận cơ thể không dễ nhìn thấy, xúc giác này đóng vai trò như một hướng dẫn để đạt được độ bao phủ cần thiết cho kem chống nắng. Và cho dù bạn chọn sản phẩm nào, tốt nhất bạn nên có một người bạn đi cùng để hỗ trợ bôi cho những vùng khó tiếp cận như là lưng chẳng hạn.
1.6. Chọn kem chống nắng riêng cho mặt và cơ thể
Da của mỗi người là khác nhau, nhưng khuôn mặt thường nhạy cảm hơn nhiều so với mọi thứ bên dưới cổ. Đối với những người có cơ địa dị ứng, da nhạy cảm hoặc các tình trạng như mụn trứng cá hoặc bệnh trứng cá đỏ, các thành phần trong một số loại kem chống nắng dành cho body có thể gây kích ứng nếu bôi trên da mặt. Do đó, bạn nên chọn loại kem chống nắng dành riêng cho da mặt và cơ thể.
Đối với kem chống nắng cho da mặt, bạn cũng nên kiểm tra kết cấu của nó xem có nhờn dính không, có dễ thẩm thấu không, để tránh nguy cơ gây ra mụn do bít tắc lỗ chân lông.
2. Hướng dẫn dùng kem chống nắng đi bơi đúng cách
Bôi 20 phút trước khi xuống nước
Hãy thoa kem chống nắng ít nhất là 20 phút rồi mới xuống hồ bơi cũng như đi ra ngoài nắng để thành phần của kem chống nắng kịp thẩm thấu và có thời gian phát huy tác dụng. Nếu bạn ra xuống bơi truóc khi hết 20 phút, một số kem chống nắng sẽ bị trôi đi trước khi quá trình hấp thụ diễn ra… và bạn sẽ ít được bảo vệ hơn.
Trong khi chờ đợi, hãy thực hiện một vài động tác vươn vai, đội mũ bơi (nếu bạn có đội) và điều chỉnh kính bảo hộ.
Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2h
Kem chống nắng có khả năng chống nước không có nghĩa là nó không tồn tại mãi mãi khi bạn bắt đầu bơi. Bạn nên thoa lại sau mỗi 1-2 giờ để tránh bị cháy nắng.
Đọc thêm:Da cháy nắng bao lâu thì trắng lại?
Bôi đủ lượng và toàn thân
Bôi kem chống nắng toàn thân (đừng bỏ qua những dùng dễ bị quên lãng như ngực, bàn chân), lượng kem cần thiết để bôi cho toàn cơ thể là khoảng 5 thìa cà phê kem.
Xem thêm: 11 hướng dẫn dùng kem chống nắng đúng cách cho bạn
3. Gợi ý bộ đôi kem chống nắng đi bơi for Face and Body ưng ý nhất
3.1. Kem chống nắng Esunvy Plus FACE

Kem chống nắng Esunvy Plus FACE sở hữu màng lọc chống nắng toàn diện và tối ưu giúp da được bảo vệ an toàn tốt nhất khi đi bơi hoặc ra nắng.
Ưu điểm:
- Loại kem chống nắng: kem chống nắng phổ rộng
- Chỉ số bảo vệ: SPF 50, PA++++
- Chống nước: 60-80 phút
- Thành phần hoạt tính: Oxit kẽm, Titanium dioxide, Avobenzone, Octocrylene, Octinoxate…
- Công dụng đi kèm: dưỡng ẩm, dưỡng trắng, nâng tone
- Kết cấu: không vón cục, không gây bít tắc lỗ chân lông, có khả năng se lỗ chân lông, tạo lớp lót mềm mịn trên da.
- Độ an toàn: sản phẩm phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm, không chứa BPA, không chứa chất độc hại.
Hướng dẫn sử dụng:
- Lấy lượng kem chống nắng bằng đồng xu ra tay (vệ sinh tay sạch trước khi sử dụng)
- Thoa kem chống nắng theo từng vùng (trán, hai bên má, mũi, cằm) riêng biệt để lớp kem tệp vào da tốt nhất
- Tán nhẹ và đều kem từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên.
- Dùng hàng ngày trước khi ra nắng hay trước khi trang điểm.
3.2. Kem chống nắng Esunvy Plus BODY

Kem chống nắng Esunvy Plus Body sở hữu màng lọc chống nắng toàn diện và tối ưu giúp da được bảo vệ an toàn tốt nhất trước tác hại của tia cực tím UVA (PA ++++), UVB (SPF 50+). Với công nghệ sáng chế độc quyền từ SEPPIC mang lại kết cấu dạng kem không vón, không gây bết dính, kiềm dầu tốt cho da. Ngoài ra, với thành phần dược liệu giúp dưỡng trắng da tự nhiên, nâng tone da bền đẹp dưới nắng.
Ưu điểm:
- Loại kem chống nắng: kem chống nắng phổ rộng
- Chỉ số bảo vệ: SPF 50, PA++++
- Chống nước: 60-80 phút
- Thành phần hoạt tính: Oxit kẽm, Titanium dioxide, Avobenzone, Octocrylene, Octinoxate…
- Công dụng đi kèm: dưỡng ẩm, dưỡng trắng, nâng tone
- Kết cấu: không vón cục, không gây bít tắc lỗ chân lông, có khả năng se lỗ chân lông, tạo lớp lót mềm mịn trên da.
- Độ an toàn: sản phẩm phù hợp với cả những người có làn da nhạy cảm, không chứa BPA, không chứa chất độc hại.
Hướng dẫn sử dụng:
- Thoa đều sản phẩm lên da body trước khi ra nắng khoảng 20 phút.
- Nên dùng hàng ngày để da được bảo vệ tốt nhất.
- Sau khi tắm hoặc sau khi ra mồ hôi nhiều nên thoa lại để có hiệu quả tốt hơn.