Khi nghĩ tới cách trị sẹo rỗ tại nhà chúng ta thường nghĩ tới các công thức trị sẹo được làm từ nguyên liệu thiên nhiên. Liệu bạn có tin rằng những cách làm này là hiệu quả? Trước hết hãy cùng xem chi tiết cách áp dụng của những công thức dưới đây như thế nào nhé!
Mục lục
- 1. 10 cách trị sẹo rỗ tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
- 1.1. Trị sẹo rỗ tại nhà với nghệ
- 1.2. Trị sẹo rỗ tại nhà với hành tây tím
- 1.3. Trị sẹo rỗ tại nhà với gừng tươi
- 1.4. Trị sẹo rỗ tại nhà với mật ong
- 1.5. Trị sẹo rỗ tại nhà với chanh tươi
- 1.6. Trị sẹo rỗ tại nhà với lô hội
- 1.7. Trị sẹo rỗ lòng trắng trứng
- 1.8. Trị sẹo rỗ tại nhà bằng củ cải trắng
- 1.9. Trị sẹo rỗ tại nhà với dầu dừa
- 1.10. Trị mụn rỗ tại nhà với tỏi tươi
- 2. Trị sẹo rỗ tại nhà có nên không?
1. 10 cách trị sẹo rỗ tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
1.1. Trị sẹo rỗ tại nhà với nghệ

Hướng dẫn:
Cách 1: Cắt vài lát nghệ tươi và thoa lên vùng da sẹo còn mới, thực hiện hàng ngày.
Cách 2: Đắp mặt nạ tinh bột nghệ lên vùng da sẹo còn mới, thực hiện hàng ngày.
1.2. Trị sẹo rỗ tại nhà với hành tây tím
Hướng dẫn:
- Bóc vỏ hành tây và rửa sạch, lấy 1/4 củ đem xay nhuyễn.
- Làm sạch vùng da cần làm mờ sẹo sau đó đắp hành tây lên và chờ đợi 15 phút
- Rửa mặt với nước sạch
1.3. Trị sẹo rỗ tại nhà với gừng tươi

Hướng dẫn:
- Gừng rửa sạch, thái lát mỏng, hoặc giã nát (xay nhuyễn) vắt lấy nước cốt.
- Rửa sạch vùng da cần làm mờ sẹo, đắp các lát gừng tươi hoặc thoa nước cốt gừng lên da.
- Massage nhẹ nhàng để dưỡng chất từ gừng thẩm thấu vào da, kích thích lưu thông máu, tăng hiệu quả làm liền và mờ sẹo.
- Giữ nguyên khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
1.4. Trị sẹo rỗ tại nhà với mật ong
Hướng dẫn:
- Làm sạch vùng da cần trị sẹo.
- Thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên da, massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất thẩm thấu vào da.
- Giữ nguyên khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày bạn sẽ thấy các vùng da sẹo rỗ mờ đi trông thấy.
1.5. Trị sẹo rỗ tại nhà với chanh tươi
Hướng dẫn:
Chuẩn bị: nước cốt của 1/2 quả chanh tươi, mật ong nguyên chất.
Thực hiện:
- Trộn nước cốt chanh và mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1.
- Rửa sạch vùng da cần trị sẹo và thoa hỗn hợp lên, massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát.
1.6. Trị sẹo rỗ tại nhà với lô hội
Hướng dẫn:
Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi.
Cách làm:
- Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần ruột bên trong.
- Lấy gel nha đam thoa lên vùng da bị sẹo.
- Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Thực hiện mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả trị sẹo của nha đam.
1.7. Trị sẹo rỗ lòng trắng trứng
Hướng dẫn:
Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi, lòng trắng của một quả trứng gà.
Thực hiện:
- Vắt chanh lấy nước cốt, đánh đều cùng lòng trắng trứng gà.
- Làm sạch vùng da bị phỏng, thoa hỗn hợp lòng trắng trứng và chanh lên da, massage nhẹ nhàng.
- Giữ nguyên khoảng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Kiên trì thực hiện 4-5 lần/tuần, vùng da sẹo sẽ nhanh chóng mờ đi.
1.8. Trị sẹo rỗ tại nhà bằng củ cải trắng
Hướng dẫn:
- Cách 1: Rửa sạch củ cải trắng, thái lát sau đó giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da cần trị sẹo trong khoảng 30 phút.
- Cách 2: Ép củ cải trắng lấy nước, sau đó trộn nước ép củ cải với 2 thìa cà phê mật ong. Tiếp đến dùng bông tẩy trang thấm hỗn hợp đã chuẩn bị và thoa lên vùng da cần làm mờ sẹo.
- Cách 3: Giã nhuyễn củ cải trắng, trộn đều cùng 1 thìa nước cốt chanh, chờ đến khi bã củ cải trở nên trong suốt thì dùng đắp lên vùng sẹo khoảng 15 phút.
1.9. Trị sẹo rỗ tại nhà với dầu dừa
Hướng dẫn:
- Rửa sạch và thấm khô da mặt.
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa trực tiếp lên da sẹo, kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 10-20 phút để dưỡng chất thấm sâu vào da.
- Rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Kiên trì thực hiện theo cách này 4-5 lần/tuần.
1.10. Trị mụn rỗ tại nhà với tỏi tươi
Hướng dẫn:
- Làm sạch da, xông hơi da mặt để làm thông thoáng lỗ chân lông
- Tỏi tươi bóc vỏ, đem giã nát, dùng đắp trực tiếp lên nốt mụn bọc bị chai cứng
- Giữ nguyên trong khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
- Nếu bạn có làn da nhạy cảm hãy pha nước cốt tỏi tươi với một ít nước sạch, sau đó dùng hỗn hợp này thoa lên nốt mụn.
2. Trị sẹo rỗ tại nhà có nên không?
2.1. Không phải công thức nào cũng có hiệu quả
Với 9 công thức trị sẹo rỗ tại nhà nói trên, không phải cách nào cũng thực sự có hiệu quả. Chỉ có một số ít nguyên liệu được khoa học chứng minh có khả năng trị sẹo, cụ thể:
Nghệ: Theo các chuyên gia, thành phần curcumin trong nghệ có khả năng tác động trực tiếp vào cấu trúc mô sẹo, thúc đẩy sản sinh Elastin, qua đó đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc tế bào, nuôi dưỡng da mềm mịn. Thậm chí, nghệ còn được thử nghiệm trong việc điều trị vết sẹo sau sinh mổ (xem chi tiết nghiên cứu).
Hành tây: Trong hành tây tím có chứa một lượng lớn Quercetin – một flavonoid có đặc tính chống oxy hóa cực mạnh, giúp tiêu diệt các gốc tự do và ngăn chặn sự tăng sinh collagen quá mức cần thiết, từ đó giảm hình thành sẹo lồi, chai cứng.
Dựa theo nghiên cứu vào năm 2012 (nguồn), một loại gel trị sẹo chứa chiết xuất hành tây đã cải thiện và làm mềm các vết sẹo sau 4 tuần.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu năm 2020 (nguồn) 120 người đã trải qua ca sinh nở lần thứ hai đã bôi gel chứa chiết xuất hành tây hoặc không điều trị vào vùng sẹo trong 6 tháng. Những người sử dụng loại gel này sẽ ít bị sẹo lồi hơn, ít thay đổi màu sắc và cung cấp máu tốt hơn cho vùng vết thương so với những người không thực hiện bất kỳ biện pháp trị sẹo nào.
Lô hội: Không chỉ có tác dụng dưỡng da sáng mịn, cải thiện mụn trứng cá mà còn được biết đến với khả năng làm mờ sẹo hiệu quả. Xem chi tiết nghiên cứu về khả năng trị sẹo của lô hội tại đây
Gừng: Do đặc tính làm săn chắc và chống oxy hóa của gừng nên nó cũng có thể hoạt động hiệu quả trên các mô sẹo. Chất chống oxy hóa giúp tăng lưu lượng máu có thể giúp mô sẹo hòa vào da tốt hơn. Vì gừng cũng có khả năng thúc đẩy sản xuất melanin (làm cho da sẫm màu hơn), nên nó có ích lợi nhất định trong việc giảm thâm sẹo. Ngoài việc giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết sẹo trắng, nó cũng được sử dụng để điều trị các vấn đề về sắc tố khác như bệnh bạch biến.
Một số nguyên liệu như chanh (chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết), dầu dừa (dưỡng ẩm) hay mật ong, tỏi (có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn) không giúp cải thiện sẹo mụn. Lợi ích trị sẹo của các công thức này đa phần là truyền miệng, chưa có kiểm chứng khoa học rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể dùng các công thức này để dưỡng da tại nhà, miễn là không nên thoa trên làn da có mụn viêm, trầy xước để tránh nhiễm trùng.
2.2. Để thực hiện có hiệu quả bạn cần lưu ý một số điểm
Như đã nói trên, không phải công thức nào cũng phù hợp để trị sẹo, trước khi quyết định áp dụng bạn nên lưu ý một số điều sau.
- Nên áp dụng ngay khi các nốt sẹo còn mới, có thâm đỏ, mới lên da non.
- Cần bôi kiên trì ít nhất vài tuần cho tới khi vùng lõm được làm đầy.
- Nên tránh nắng cẩn thận khi trị sẹo tại nhà
- Trong quá trình trị sẹo, nên kiêng một số loại thực phẩm có thể tránh ảnh hưởng tới vết thương như đồ nếp, thịt bò, lòng đỏ trứng, hải sản…
Thay vì áp dụng các công thức tại nhà nói chung, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi sẹo có chiết xuất từ thành phần thiên nhiên, điều này sẽ đảm bảo các hoạt chất có thể thẩm thấu tốt hơn để phát huy hiệu quả đồng thời giảm các vấn đề không mong muốn (mùi do các nguyên liệu để lại trên da hoặc màu sắc của nó, thậm chí là tình trạng kích ứng da).
Gợi ý cho bạn gel tri seo Esunvy với công thức gồm:
- Chiết xuất hành tây tím (Allium cepa extract): Kháng khuẩn chống viêm, dưỡng ẩm giúp tăng tốc độ chữa lành ngăn ngừa sẹo hình thành. Ngăn chặn sự hình thành từ sẹo
- Allantoin: Dưỡng ẩm, tăng hàm lượng nước trong tế bào, từ đó ngăn tăng sinh nguyên bào sợi, giúp ngừa sẹo hình thành, đồng thời nhanh lành vết thương. Loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt, giảm viêm.
- Heparin Sodium: Cùng chiết xuất hành tây tím và Allantoin, Heparin giúp ức chế nguyên bào sợi tăng sinh, ngăn sẹo hình thành. Giảm sưng, viêm, giảm triệu chứng ngứa khi hình thành sẹo. Đẩy nhanh quá trình phân giải máu tụ và huyết khối, chống tăng sinh phì đại.
- Chiết xuất tảo đỏ (Polysiphonia Elongata extract): cung cấp proline- thành phần quan trọng cần để tạo ra collagen, giúp da khỏe mạnh và phục hồi mô tổn thương. Tăng sức đề kháng cho da, cung cấp độ ẩm cho da, bảo vệ da trước tác hại bức xạ UV. Chống viêm và chống oxy hoá.
Bôi lên vết thương bắt đầu lên da non hoặc mô sẹo 3-4 lần/ngày
Đối với vết sẹo cũ: bôi lên vết sẹo, sau đó có thể băng vết sẹo bằng gạc qua đêm.
Lưu ý: Không dùng khi vết thương hở. Dùng được cho trẻ 6 tháng tuổi và phụ nữ cho con bú. Phụ nữ có thai không bôi lên bụng bầu.