Những vết sẹo bỏng thường làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến không ít người cảm thấy phiền toái, khó chịu. Thực tế có rất nhiều cách trị sẹo bỏng khác nhau tùy vào tình trạng tổn thương cụ thể, do đó thay vì để yên “chịu trận” bạn hoàn toàn có thể cải thiện chúng với những cách được Esunvy.com tổng hợp trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Sẹo bỏng có nguy hiểm không?
Bỏng là tình trạng da và niêm mạc bị tổn thương. Có rất nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng này, ví dụ như: nước sôi, dầu mỡ sôi, hơi nóng của nồi cơm điện hoặc nồi áp suất, lửa, kim loại nóng, hóa chất, điện, sét đánh, bức xạ,…
Tùy vào nhiệt lượng của tác nhân gây bỏng cũng như thời gian tiếp xúc, tổn thương da và mức độ nghiêm trọng của vết sẹo sẽ khác nhau. Một số loại sẹo bỏng thường gặp gồm:
- Sẹo phì đại: Có màu đỏ hoặc tím, lồi hẳn lên trên bề mặt da, gây ngứa ngáy khó chịu
- Sẹo co rút: Vùng da tổn thương sau khi lành lại có hiện tượng rút da, cơ và gân lại với nhau, làm cho người bệnh gặp khó khăn khi cử động khớp
- Sẹo lồi: Vết sẹo lồi lên trên bề mặt da giống sẹo phì đại, tuy nhiên chúng thường có xu hướng lan rộng hơn so với miệng vết thương ban đầu, có màu sáng, bóng và không thể mọc lông.
Dù các vết sẹo bỏng thuộc loại nào thì chúng cũng tác động đến tinh thần, cuộc sống và công của người bệnh. Theo đó, tình trạng tổn thương càng nặng thì vết sẹo càng nghiêm trọng và người bệnh sẽ càng phải chịu nhiều ảnh hưởng. Cụ thể:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ: Các vết sẹo trên cơ thể, tay chân, đặc biệt là vùng mặt sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đối với những công việc yêu cầu ngoại hình thì chúng có thể biến thành trở ngại lớn, ngăn cản cơ hội việc làm.
- Biến dạng một số bộ phận: Những vết sẹo tại vùng mắt có thể khiến khó nhắm mở mắt, ngoài ra khi chúng xuất hiện ở môi hoặc mũi có thể gây biến dạng những bộ phận này.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Những vết sẹo xấu xí khiến người bệnh nảy sinh tâm lý tự ti, e ngại khi tiếp xúc với người khác, thậm chí họ có thể rơi vào tình trạng chán nản, căng thẳng kéo dài, dẫn tới suy nhược cơ thể.
- Chức năng vận động bị giảm sút: Những vết sẹo bỏng tại vị trí khớp vận động như khớp gối, khớp bàn chân, khớp tay,… có thể khiến người bệnh gặp khó khăn khi cử động, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và chất lượng đời sống.
Để đảm bảo an toàn cũng như hạn chế những ảnh hưởng của sẹo bỏng, bạn nên chăm sóc vết thương thật kỹ và áp dụng các biện pháp trị sẹo từ khi chúng mới hình thành. Đối với những vết bỏng nhẹ, tổn thương nông và không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng những cách trị sẹo tại nhà. Còn trong trường hợp bỏng nặng hoặc tổn thương diện rộng, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, đúng cách.
Cách trị sẹo bỏng tại nhà
Sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên, có sẵn trong gian bếp hoặc vườn nhà là cách trị bỏng được nhiều người áp dụng bởi chúng vô cùng an toàn, không gây tác dụng phụ lại cực kỳ tiết kiệm chi phí.
Cách trị sẹo bỏng tại nhà bằng cây lá bỏng
Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng giảm sưng đau, tiêu viêm, tiêu độc. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, lá cây bỏng thường được sử dụng trong các trường hợp cần vệ sinh vết thương, làm giảm viêm nhiễm. Đặc biệt, người xưa thường hay giã nát lá bỏng rồi đắp lên vết bỏng để giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
Ngoài ra, lá bỏng còn có khả năng kích thích quá trình phục hồi tổn thương da, cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mịn hơn, hạn chế để lại sẹo và thâm sạm.
Chuẩn bị: 1 nắm lá bỏng tươi
Thực hiện:
- Lá bỏng rửa sạch, giã nát, đắp lên các vết sẹo
- Giữ nguyên trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước
- Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ngày để thấy được hiệu quả.
Sử dụng gừng tươi trị sẹo bỏng
Theo các nghiên cứu khoa học trong củ gừng có chứa rất nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa giúp diệt khuẩn, sát trùng, thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn, hạn chế để lại sẹo.
Không những vậy, gừng còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, bổ sung các vitamin và khoáng chất, kích thích tuần hoàn máu, loại bỏ tế bào chết và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn, loại bỏ thâm sẹo.
Để trị sẹo bỏng với gừng tươi bạn có thể làm theo các bước đơn giản như sau:
- Cắt vài lát gừng tươi đặt lên vùng da bị sẹo
- Giữ nguyên khoảng 5 phút rồi rửa mạo bằng nước sạch
- Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ngày để vết sẹo bỏng nhanh chóng biến mất.
Cách trị sẹo bỏng bằng củ nghệ
Từ xa xưa củ nghệ đã được xem là “thần dược” trị sẹo trong dân gian bởi khả năng làm mờ hầu hết các loại sẹo. Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy thành phần cucurmin có khả năng tác động trực tiếp đến cấu trúc mô sẹo, thúc đẩy sản sinh Elastin – một protein có cấu trúc tương tự collagen, từ đó thúc đẩy quá trình liền thương và tái tạo cấu trúc tế bào, giúp da mềm mại, mịn màng hơn.
Trong củ nghệ còn chứa hàm lượng vitamin A, E, C dồi dào, giúp ức chế quá trình sản sinh hắc sắc tố melanin, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm và các vết nám sạm, giúp da đều màu, căng sáng hơn.
Để chữa sẹo bỏng với nghệ tươi bạn chỉ cần lấy 1 củ nghệ, cắt 1 đầu rồi thoa trực tiếp lên vết sẹo nhiều lần trong ngày, sau 1 thời gian bạn sẽ thấy sẹo mờ đi đáng kể.
Chữa sẹo bỏng với đu đủ xanh
Nhựa đu đủ chứa rất nhiều enzyme có khả năng ổn định cấu trúc, trật tự của các sợi collagen và elastin dưới da. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong đu đủ còn giúp loại bỏ tế bào chết, tiêu diệt vi khuẩn, cung cấp dưỡng chất và làm mềm vết sẹo, khiến việc trị sẹo diễn ra hiệu quả hơn.
Bạn có thể áp dụng cách trị sẹo bỏng với nhựa đu đủ xanh bằng cách gọt vỏ và thoa trực tiếp nhựa lên vùng da bị sẹo, kiên trì thực hiện hiện 3-4 lần/tuần để thấy được hiệu quả.
Làm mờ sẹo bỏng bằng rau má
Trong rau má có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho da, nhất là hoạt chất triterpenoid có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương da, làm mờ sẹo hiệu quả.
Để trị sẹo bỏng bằng rau má bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi và thực hiện theo các bước sau:
- Rau má rửa sạch, dùng cối giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố
- Đắp trực tiếp rau má giã nát lên vùng da bị sẹo bỏng
- Giữ nguyên khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh
- Kiên trì thực hiện ít nhất 1 lần/ngày để vết sẹo mờ đi nhanh chóng.
Dùng mật ong trị sẹo bỏng
Theo các nghiên cứu hiện đại, mật ong có khả năng sát trùng, diệt khuẩn nhờ chứa glucose oxidase – 1 enzyme có khả năng chuyển hóa đường thành oxy già, từ đó đẩy nhanh quá trình lành thương.
Ngoài ra, các dưỡng chất có trong mật ong cũng giúp cung cấp độ ẩm, phá hủy cấu trúc mô sẹo, đồng thời kích thích sản sinh collagen, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và làm mờ thâm sẹo.
Cách trị sẹo bỏng bằng mật ong vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị mật ong nguyên chất và thực hiện theo các bước sau:
- Làm sạch vùng da cần trị sẹo
- Thoa trực tiếp mật ong nguyên chất lên da, massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất thẩm thấu vào da
- Giữ nguyên khoảng 15-20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày bạn sẽ thấy các vết sẹo bỏng mờ đi trông thấy.
Cách trị sẹo bỏng với lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên vô cùng nổi tiếng. Chúng không chỉ có tác dụng dưỡng da sáng mịn, cải thiện mụn trứng cá mà còn được biết đến với khả năng làm mờ sẹo hiệu quả, bao gồm cả những vết sẹo bỏng.
Trong lá lô hội có chứa các thành phần vitamin A, C, E, B1,… giúp chống viêm, diệt khuẩn và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da. Bên cạnh đó, gel nha đam còn cung cấp độ ẩm, phá hủy cấu trúc các mô xơ, kích thích tái tạo tổn thương da, từ đó làm mờ sẹo nhanh chóng.
Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi.
Cách làm:
- Gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần ruột bên trong
- Lấy gel nha đam thoa lên vùng da bị sẹo bỏng
- Giữ nguyên khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước
- Thực hiện mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả trị sẹo của nha đam.
Cách trị sẹo bỏng bằng biện pháp thẩm mỹ
Trị sẹo bỏng bằng biện pháp thẩm mỹ cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi đem lại hiệu quả cao, không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Liệu pháp Laser
Liệu pháp này sẽ sử dụng ánh sáng laser tác động trực tiếp vào các mạch máu trong mô sẹo dư thừa, từ đó cải thiện tình trạng sưng, tấy đỏ của các vết sẹo bỏng.
Tiêm steroid
Các thuốc tiêm chứa corticosteroid có tác dụng chống viêm, đồng thời giảm cung cấp oxy và dưỡng chất đến các mô sẹo, ức chế quá trình sản sinh collagen, ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức của các mô sợi, từ đó cải thiện tình trạng sẹo lồi, sẹo phì đại do vết bỏng gây ra.
Phương pháp áp lạnh
Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong điều trị sẹo lồi. Các chuyên gia sẽ sử dụng khí nitơ lỏng để đóng băng các vết sẹo, ngăn không cho chúng phát triển. Ngoài ra phương pháp áp lạnh cũng giúp làm mềm cấu trúc mô sẹo, từ đó cải thiện tính thẩm mỹ của sẹo bỏng một cách hiệu quả.
Phẫu thuật điều trị sẹo bỏng
Phương pháp này thường được cân nhắc áp dụng với các vết sẹo bỏng nghiêm trọng, có diện tích lớn, nổi bật trên da hoặc các vết sẹo co rút, nhằm cải thiện khả năng vận động.
Tùy vào tình trạng cụ thể, một số phẫu thuật trị sẹo bỏng có thể được thực hiện gồm: Ghép da (skin graft), Vạt da (skin flap), Z Plasty, Giãn tổ chức (tissue expansion), Dermabrasion, Cấy ghép mỡ (fat graft),…
Loại bỏ sẹo bỏng với gel tri seo Esunvy
Nếu bạn muốn tìm cách trị sẹo bỏng an toàn, hiệu quả nhanh chóng, phù hợp với mọi loại da và có giá thành “mềm” thì đừng bỏ qua gel tri seo Esunvy.
Gel tri seo Esunvy là dòng sản phẩm thiên về tự nhiên, đặc biệt lành tính. Nhờ công thức sản phẩm độc đáo chứa chiết xuất hành tây tím (Allium cepa extract), Chiết xuất tảo đỏ (Polysiphonia Elongata extract) cùng các hoạt chất thế hệ mới, gel tri seo Esunvy sẽ làm mờ nhanh chóng các vết sẹo bỏng trên da. Đặc biệt, sản phẩm không gây tác dụng phụ, dùng được cho cả các bé từ 6 tháng tuổi và mẹ đang cho con bú.
Không chỉ có tác dụng với các vết sẹo mới hình thành, gel tri seo Esunvy còn làm mờ được những vết thâm sẹo lâu ngày và dưỡng da sáng mịn, đều màu hơn. Cách sử dụng sản phẩm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một lớp gel mỏng lên vùng da non hoặc mô sẹo 3-4 lần/ngày, lũ sẹo xấu xí sẽ nhanh chóng mờ đi.
Chăm sóc sẹo bỏng thế nào cho đúng cách?
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn chăm sóc vết bỏng tại nhà để hạn chế hình thành sẹo và giúp chúng mờ đi nhanh chóng:
- Ngay khi bị bỏng hãy nhanh chóng hạ nhiệt vết thương bằng cách đưa chúng vào vòi nước mát đang chảy khoảng 15-20 phút
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bỏng 2 lần/ngày với dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn, tạp chất để tránh nhiễm trùng
- Cần giữ vết bỏng luôn sạch sẽ, khô thoáng, tuyệt đối không dùng tay chạm vào vết bỏng
- Không tự ý làm vỡ bọng nước, tránh tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm
- Mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm mại, tránh để vết bỏng bị chà xát, kích ứng, khiến tổn thương nghiêm trọng hơn và hình thành sẹo xấu
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn, hạn chế sẹo.
- Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, qua đó thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo.
Hy vọng qua những thông tin Esunvy.com cung cấp trên đây bạn đã có thêm kiến thức về cách trị sẹo bỏng, cũng như chọn được cho mình biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn có vết sẹo nghiêm trọng, hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp nhất, tránh để thẩm mỹ và cuộc sống hàng ngày phải chịu nhiều ảnh hưởng.